Theo phong tục thờ cúng của người Việt, người thân qua đời thì con cháu đều để tang. Đây là cách để con cháu thể hiện sự tôn kính, thương tiếc khi người thân mất đi. Tùy theo mỗi gia đình mà thời gian chịu tang có sự khác biệt. Có người vừa chôn cất xong là xả tang luôn, nhưng có người để tang đến tận 2 năm. Thế kiêng kỵ khi chưa xả tang bao gồm những gì để không ảnh hưởng đến cuộc sống lẫn công việc làm ăn. Cùng tìm hiểu tránh rước họa vào thân nhé.

Xả tang là gì?

Thời gian bao lâu xả tang?

Khi người thân qua đời, cả nhà sẽ tổ chức ma chay, hậu sự cho người chết thật tươm tất. Nhằm cầu mong linh hồn người mất sớm an nghỉ và siêu thoát đầu thai làm kiếp người khác. Trong nghi thức làm tang lễ, toàn bộ người thân liên quan đến người mất điều phải chịu tang. Đây được xem là cách bày tỏ lòng kính trọng, thương tiếc về sự ra đi đột ngột này.

Có thể nói rằng, chịu tang không chỉ là nghĩa vụ, bổn phận của con cháu, những người còn sống mà nó còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa. Một mặt là thông báo với mọi người rằng gia đình vừa có người qua đời. Một mặt để tang để linh hồn người mất nhận thêm phước đức để được họa sanh vào cảnh giới tốt đẹp. Mong linh hồn người mất sớm được an nghỉ nơi chín suối.

READ  Yếu bóng vía là gì? Nhận biết người yếu bóng vía

Thời gian bao lâu xả tang?

Tùy theo mỗi gia đình mà thời gian để tang ít hay nhiều. Có người chịu tang nhưng vừa chôn cất xong là xả tang liền. Bởi nhiều người cho rằng, để tang sẽ ảnh hưởng đến vận may trong công việc làm ăn kinh doanh. Ngược lại, có người vì thương tiếc người mất mà họ để tang đến tận 3 năm

Việc chịu tang lâu hay mau là do ý thức của mỗi người. Có người cho rằng chịu tang sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh buôn bán. Làm ăn không thuận lợi như trước, gia đạo không bình an. Tuy nhiên có người cho rằng, chịu tang càng lâu thì vong hồn người mất càng nhận nhiều phước đức sẽ đầu thai kiếp người khác thật tốt đẹp.

Dưới đây là thời gian xả tang thích hợp, tùy ý mỗi người mà chọn thời gian xả tang thích hợp:

  • Chôn xông xả ngay
  • Đại tang tức là 27 tháng
  • Cơ niên là 12 tháng
  • Đại công là 9 tháng
  • Tiểu công là 5 tháng
  • Ti ma là 3 tháng

Những điều kiêng kỵ khi đang chịu tang

Không xả tang có sao không?

Theo phong thủy tâm linh thì đến hạn xả tang mà không xả sẽ mang lại nhiều xui xẻo trong cuộc sống. Thời hạn ngắn nhất để xả tang là vừa chôn xong xả tang luôn. Thời hạn lâu nhất là 3 năm, tức là đám giỗ thường.

Nếu hết hạn xả tang (tức là qua 3 năm) muốn không xả tang thì người thân trong nhà sẽ gặp đại họa tiếp. Nhà có sẽ tang sự tiếp hoặc không thì chuyện làm ăn trở nên xui xẻo, tiền của vật chất không cánh mà bay.

READ  Cách cúng mùng 2 và 16 hàng tháng chuẩn nhất

Những điều kiêng kỵ khi chưa xả tang

Những ai đang chịu tang thì hãy chú ý những việc làm sau đây. Nếu không sẽ rước họa vào thân, không những thế còn  mang lại vận hạn xui xẻo cho cả người thân bên cạnh.

Không được cưới gả, kết hôn

Khi gia đình có người mất và bạn đang chịu tang thì tuyệt đối không được cưới gả, kết hôn gì cả. Nếu cưới phải một cô vợ đang chịu tang thì gia đình chồng sẽ gặp vô số rắc rối. Đặc biệt công việc làm ăn nhà chồng bỗng xui xẻo và thất bại trắng tay. Không những thế, chuyện tình cảm hôn nhân không được viên mãn. Dù mới kết hôn nhưng tình cảm vợ chồng thường xuyên xung đột và mâu thuẫn.

Không xả tang có sao không

Không được xây nhà

Nếu chịu tang mà xây nhà sẽ gặp nhiều nạn tai nguy hiểm. Trong quá trình xây nhà không được thuận lợi, đụng tới đâu gãy gánh đến đó. Khi làm nhà xong dọn vào ở thì gia đạo không hòa thuận. Con cái thường xuyên mắc bệnh tật, tình cảm vợ chồng xung đột. Đặc biệt làm ăn kinh doanh của gia đình trở nên xui xẻo.

Không được khai trương làm ăn

Khi gia đình vừa có người thân  mất và bạn đang chịu tang thì không nên mở cửa hàng kinh doanh buôn bán gì cả. Bởi nếu có khai trương thì cũng chẳng làm ăn được, nếu cố sẽ để lại khoảng nợ khủng khiếp khiến gia đình phá sản trắng tay.

READ  Cách thờ cúng Phật Di Lặc đúng và đủ nhất

Không được mang thai hoặc sinh con

Chịu tang mà mang thai hoặc sinh con thì đứa trẻ sinh con thường xuyên quấy khóc và rất khó nuôi. Đặc biệt đứa trẻ thường xuyên mắc phải  bệnh tật, dù điều trị đến đâu cũng không hết. Tiền của của gia đình theo đó mà tan biến.

Không nên đi thăm đẻ hay thăm bệnh

Nhà có tang có được đi chùa không

Nếu bạn đang chịu tang mà đi thăm đẻ thì đứa trẻ vừa sinh ra sẽ khóc không ngừng. Thậm chí mẹ bầu vừa sinh cảm thấy đau nhức toàn thân. Riêng người chịu tang đi thăm bệnh thì người bệnh bỗng trở nên nặng, thậm chí còn không qua khỏi.

>>> Xem thêm: Cách đốt vàng mã (quần áo) cho người âm

Những ai nhà có tang nên chú ý những điều kiêng kỵ khi chưa xả tang này nhé. Không những có lợi cho bản thân mà còn mang lại nhiều điều tốt đẹp cho người bên cạnh. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Đừng vì một chút bất cẩn, sơ ý của mình mà lại mang tai họa nguy hiểm cho người khác cũng như bản thân mình nhé. Chúc bạn gặp nhiều may mắn và thành công!