Theo dân gian, tết Đoan Ngọ là ngày tiêu diệt sâu bọ, côn trùng chuyên phá hại mùa màng, cây cối. Và phong tục này dần trở thành văn hóa truyền thống gắn liền với cuộc sống người Việt. Cứ đúng ngày này, nhà nhà chuẩn bị mâm lễ vật tươm tất để dâng lễ. Mong sao tổ tiên, các vị thần phù hộ chuyện làm ăn ngày càng thuận thành, trúng mùa được giá. Thế cách cúng tết Đoan Ngọ gồm những gì? Cúng vào ngày mấy? Hãy cùng chúng tôi theo dõi nội dung sau.

Tết Đoan Ngọ là ngày mấy?

Tết Đoan Ngọ nên cúng gì

Theo phong tục thờ cúng của người Việt thì cúng tết Đoan Ngọ là một trong những lễ tết lớn trong năm. Lễ tết này được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Ngoài cách gọi là tết Đoan Ngọ, người Việt còn hay gọi là tết Đoan Dương, tết giết sâu bọ hoặc là tết giữa năm.

Cứ đúng hẹn lại lên, cứ vào ngày 5/5 âm lịch là nhà nhà chuẩn bị mâm lễ vật đầy đủ để dâng cúng. Lễ cúng này nhằm cầu gia tiên cội nguồn và các vị thần linh ngăn chặn sự phát triển của côn trùng, sâu bọ. Cầu mong công việc thuận lợi, mùa vụ tốt tươi, cây trái trĩu quả. Mặc khác mong gia đạo được bình an, tránh một số tai nạn, bệnh tật nguy hiểm.

Không cúng tết Đoan Ngọ có sao không?

Hầu như nhà nhà người người đều chuẩn bị lễ vật cúng mùng 5 tháng 5. Có ít cúng ít có nhiều cúng nhiều, xưa nay chẳng ai bỏ qua lễ cúng quan trọng này.

Nếu không dâng lễ cúng tết Đoan Ngọ, tin chắc nạn tai nguy hiểm sẽ liên tiếp kéo đến gia đình. Không những chuyện mùa màng thất bát mà còn không được giá. Tiền của đầu tư vào phát triển nông nghiệp, cây ăn quả đều thất bại trắng tay.

READ  Cách cúng thôi nôi cho bé trai, bé gái đơn giản

Không những thế cuộc sống lâm vào khủng hoảng, nợ nần túng thiếu. Mà sức khỏe còn bị đe dọa, tai nạn bệnh tật đua nhau kéo đến. Dù đề phòng, chạy chữa khắp nơi nên bệnh tình vẫn không khỏi.

Tết Đoan Ngọ nên làm gì?

Vào ngày tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5, người người đứng giữa trời nắng lúc 12h trưa nhìn lên bầu trời. Với sự chói chan của bầu trời sẽ giúp đôi mắt của con người tránh được những căn bệnh về mắt. Mặc khác giúp con người đề phòng những căn bệnh nguy hiểm khác về đau nhức, mệt mỏi …

Đây là việc làm mà hầu như người Việt đều làm trong ngày tết Đoan Ngọ. Canh đúng 12h trưa ngày mùng 5/5 âm lịch là thực hiện. Dần tục lệ này trở thành nét văn hóa và được lưu truyền qua bao thế  hệ.

Lưu ý: ra đứng chớp mắt 3 – 5 cái rồi vào nhà. Đừng đứng dưới cái nắng quá lâu và chớp mắt quá nhiều, không kẻo mắc bệnh cảm nắng nhé.

Cúng tết Đoan Ngọ gồm những gì?

Cúng Tết Đoan Ngọ trong nhà hay ngoài sân

Lễ vật cúng mùng 5 tháng 5

Trước khi thực hiện lễ cúng tết Đoan Ngọ, quý bạn nên chuẩn bị những lễ vật dưới đây:

  • Hoa quả dâng cúng mùng 5 tháng 5
  • Trà rượu
  • Các món mặn như gà luộc, heo quay, các món xào nướng. Nếu gia chủ theo đạo Phật thì dâng lễ món chay
  • Bánh tro hoặc bánh ú (một món bánh không thể thiếu trong ngày tết Đoan Ngọ)

Tùy theo từng vùng miền Bắc, Trung, Nam mà các lễ vật có sự khác biệt. Không nhất thiết là giống nhau. Quan trọng là lòng thành mà quý bạn dâng gửi đến tổ tiên và các vị thần linh.

Lưu ý: Riêng người miền Nam, mọi người thường cúng mùng 5 tháng 5  bằng món bánh xèo. Một món ăn khá dân dã nhưng rất ngon và hấp dẫn.

READ  Đi đám ma nên mang theo gì? Cần kiêng cử gì?

Mâm cúng tết Đoan Ngọ đặt ở đâu?

Tùy theo mỗi gia đình mà chuẩn bị mâm lễ vật ít hay nhiều. Với gia đình chỉ thờ cúng một bàn thờ người mất thì cần chuẩn bị 2 mâm lễ vật cúng tết Đoan Ngọ. Một mâm cúng gia tiên (trong nhà) và một mâm cúng tết Đoan Ngọ (ngoài sân).

Văn khấn cúng mùng 5 tháng 5

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ đặt ở đâu

Sau khi chuẩn bị và bày trí mâm lễ vật trên bàn cúng sao cho đẹp mắt nhất. Chủ lễ bắt đầu thắp hương và đọc bài văn khấn cúng tết Đoan Ngọ sau.

Nam mô A di Đà Phật! (3 lần)

– Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Chúng con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ chúng con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày mồng 5/5 âm lịch, nhằm ngày tết Đoan ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ …, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A di Đà Phật! (3 lần)

Sau khi hương tàn, trà rượu đổ xuống đất còn đồ ăn thì gia chủ có thể thụ lễ.

READ  Cách cúng tam tai giải hạn tại nhà 2021

Tại sao mùng 5 tháng 5 lại ăn bánh xèo

Tại sao mùng 5 tháng 5 lại ăn bánh xèo

Một câu hỏi rất hay mà được rất nhiều người chờ đợi đáp án. Trên thực tế chẳng có câu trả lời chính xác về phong tục làm món ăn “bánh xéo” trong ngày mùng 5 tháng 5. Bởi tập tục làm món bánh này có từ rất lâu đời, cứ thế hệ này truyền đến thế hệ khác.

Dần tập tục này trở thành thói quên của con người, cứ đúng ngày này là mọi người chuẩn bị nguyên liệu chế biến mà thôi. Chẳng hiểu vì sao món “bánh xèo” là món ăn đặc trưng của ngày tết Đoan Ngọ của người Nam Bộ.

Số đông người Nam Bộ sẽ làm món bánh này để dâng cúng ngày tết Đoan Ngọ. Có lẽ vì món bánh này rất ngon nhưng nguyên liệu chế biến lại vô cùng đơn giản. Và hiện tại, món bánh này xuất hiện trong menu một số nhà hàng lớn, thậm chí còn xuất hiện trong ẩm thực nước ngoài nữa nhé.

>>> Xem thêm: Cúng rằm tháng 8 vào giờ nào?

Chúng ta vừa xem qua cách cúng tết Đoan Ngọ hay còn gọi là mùng 5 tháng 5. Đây là nét văn hóa truyền thống gắn liền với cuộc sống người Việt. Lễ cúng nhằm xua đuổi sâu bọ gây phá mùa màng của nông dân vừa ước nguyện tổ tiên, các thần linh phù hộ. Mong sao cuộc sống tương lai gặp nhiều may  mắn và mang lại nhiều tiền của lẫn sức khỏe dồi dào.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và chiêm nghiệm.