Ngày rằm tháng 8 cũng chính là ngày tết Trung thu, tết Đoàn viên. Một lễ tết rất quan trọng và ý nghĩa gắn liến với cuộc sống của người Việt. Nhân dịp này, mọi người sẽ chuẩn bị mâm lễ vật dâng cúng gia tiên và các vị thần linh. Mong cả nhà được bình an khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn. Và cũng là lúc để cả nhà sum vầy bên nhau thưởng thức món bánh truyền thống – bánh Trung thu. Thế cúng rằm tháng 8 cần những gì? Bài văn khấn cúng ra sao? Cùng tìm hiểu ngay.

Tại sao phải cúng rằm tháng 8

Tết trung thu ngày nào?

Cúng rằm mỗi tháng là việc nên làm nhằm cầu an và may mắn, nhất là những người kinh doanh. Tuy nhiên ngày rằm tháng 8 là vô cùng đặc biệt. Không chỉ là ngày rằm đơn thuần như các tháng mà đây là ngày tết Trung thu, ngày tết Đoàn viên.

Vào ngày này, mọi nhà luôn chuẩn bị lễ vật tươm tất để dâng cúng gia tiên và các thần linh. Đặc biệt lễ vật cúng rằm tháng 8 không thể bỏ qua món bánh truyền thống – bánh Trung Thu. Một món bán gắn liền với cuộc sống của người Việt, từ lúc sinh ra cho đến mất đi. Món bánh truyền thống được lưu truyền và gìn giữ mãi với thời gian.

Nói cách khác, ngày rằm tháng 8 là ngày con cháu trong nhà cùng hướng về cội nguồn. Bởi đây là ngày tết Đoàn viên, ngày của gia đình cùng sum vầy, đoàn tụ bên mâm bánh ngọt pha chút trà thơm.

READ  Cách cúng sao Thủy Diệu 2022 đúng và đủ nhất

Mặc khác, ngày lễ Trung thu rằm tháng 8 tổ chức khá nhiều hoạt động và phổ biến mọi nơi. Đặc biệt một hoạt động không thể quên đó là làm đèn lồng ông sao. Một thứ không thể thiếu để cho trẻ con cầm đèn rước trăng trong ngày rằm tháng 8.

Cúng rằm tháng 8 vào giờ nào?

Tùy theo vùng miền mà phong tục tập quán thờ cúng có sự khác biệt. Có nơi cúng tết Trung thu vào tối ngày 14 tháng 8 âm lịch từ lúc 19h – 21h cùng ngày. Có nhà cúng Tết Trung thu vào sáng ngày rằm tháng 8 âm lịch từ lúc 8h – 10h sáng cùng.

Thời gian cúng tết Trung thu không nhất thiết nhà nào cũng giống nhau. Tuy nhiên việc cúng rằm tháng 8 là hết sức cần thiết. Nhằm cầu mong mọi việc đến với gia đình thật bình an và thuận thành.

Mặc khác, rằm tháng 8 là dịp để con cháu hướng về cội nguồn. Là dịp để tất cả các thành viên đoàn tụ bên nhau. Cùng thưởng thức món bánh truyền thống – bánh trung thu thơm ngon và đậm chất dân tộc.

Tại sao phải cúng rằm tháng 8

Cúng rằm tháng 8 cần những gì?

Tùy theo từng vùng miền và điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà mâm lễ vật cúng rằm tháng 8 có sự khác biệt. Tuy nhiên bánh Trung thu là thứ không thể thiếu trên mâm cỗ cúng rằm tháng 8 nhé.

Lễ vật cúng rằm

cách cúng rằm tháng 8

Dưới đây là mâm cỗ cúng tết Trung thu rằm tháng 8, mời quý bạn xem qua và chuẩn bị đầy đủ nhất có thể nhé:

  • Hoa quả dâng lễ
  • Hương thắp
  • Đèn nến
  • Bánh Trung thu (món bánh không thể thiếu)
  • Các món mặn: gà luộc, heo quay, các món xào nướng tùy tâm. Nếu người theo Phật thì cúng các món chay.
  • Trà rượu
READ  Có nên thắp hương hàng ngày không?

Lưu ý: Tùy theo mỗi gia đình thờ cúng bao nhiêu vị thần và người đã khuất mà mâm cỗ dâng lễ cúng tết Trung thu rằm tháng 8 có sự khác biệt. Bình thường người Việt chuẩn bị ít nhất 3 mâm. Cụ thể: mâm cỗ cúng gia tiên (nếu nhà có 2 bàn thờ thì chuẩn bị 2 mâm nhé), mâm cỗ cúng cô bác, mâm cỗ cúng đất đai.

Bài văn khấn cúng rằm tháng 8

Cúng rằm tháng 8 cần những gì?

Sau khi chuẩn bị lễ vật đầy đủ, chủ lễ bày trí ngay ngắn rồi thắp hướng và đọc bài văn khấn dưới đây.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Chúng con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính tay Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại

Tín chủ (chúng) con là:……………………..

Ngụ tại:………………………..

Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Cần lưu ý khi cúng rằm tháng 8

Khi cúng lễ tết Trung thu rằm tháng 8, bạn hết sức chú ý những thứ sau đây:

  • Mâm lễ vật cúng nhất định phải có bánh Trung thu
  • Chủ lễ cúng lễ cần ăn mặc chỉnh chu, gọn gàng
  • Khi cúng lễ cần mở cửa chính thật rộng để chào đón tổ tiên và các vị thần linh
  • Lễ vật cúng rằm nên thụ hưởng, không được bỏ
READ  Cách cúng sao Thái Âm năm 2022, cúng bài vị màu gì?

>>> Xem thêm: Cách cúng sao Mộc Đức 2022

Hãy cùng Ngayamlich.com tham khảo qua cách cúng rằm tháng 8 chuẩn nhất  nhé. Một lễ tết rất quan trọng mang nhiều ý nghĩa. Đây là ngày tết Đoàn viên, ngày hội tụ các thành viên của gia đình cùng sum vầy  bên nhau thưởng thức món bánh truyền thống. Một món bánh không thể trong lễ cúng rằm tháng 8.