Trong tín ngưỡng thờ cúng thì tục đốt vàng mã là điều không thể thiếu mỗi dịp lễ cúng đám giỗ, ngày rằm hoặc tết nguyên đán. Với quan niệm “trần sao âm vậy” nên người còn sống luôn sắm sửa nhiều lễ vật, tư trang từ quần áo, nhà cửa, giày dép, xe hơi,… hóa sớ gửi người cõi âm. Mong cuộc sống cõi âm của người đã khuất được ấm no và đầy đủ. Thế cách đốt vàng mã cho người âm thế nào mới đúng. Cùng tìm hiểu để tránh sai phạm trong việc thờ cúng nhé.

Đốt vàng mã cho người âm có ý nghĩa gì?

Thắp hương bao lâu thì hóa vàng

Người Việt chúng ta rất xem trọng việc thờ cúng thần linh và tổ tiên, cội nguồn. Mặc mặt là để thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ công sinh thành của gia tiên. Mặc khác là cầu mong cội nguồn phù hộ cho gia đình được bình an, làm gì cũng thuận thành và suôn sẻ. Không những giàu có mà còn sống viên mãn hạnh phúc.

Việc đốt vàng mã cho người cõi âm vốn là tục lệ quen thuộc gắn liền với cuộc sống người Việt. Mỗi dịp tết đến, hoặc ngày rằm, ngày cúng giỗ đều thực hiện việc hóa sớ này. Với quan niệm “trần sao âm vậy” nên người còn sống luôn cầu mong cuộc sống của người đã khuất được ấm no và đầy đủ về mọi thứ như người dương gian vậy.

READ  Cách cúng sao Kế Đô nữ năm 2022 Nhâm Dần

Bởi thế mỗi lần cúng lễ, gia đình đều chuẩn bị rất nhiều tư trang và trang phục mới để gửi cho người âm. Ngày nay tư trang cho người âm khá phong phú, ngoài tiền vàng thì còn có nhà lầu xe hơi, đồng hồ, điện thoại,…

Hầu như cuộc sống trần gian có thứ gì thì vật dụng gửi người âm đều có thứ đó. Với mong muốn cuộc sống người mất được sung túc và đầy đủ về mọi thứ giống như lúc còn sống vậy. Theo thời gian, quan niệm này ngày càng gắn bó với cuộc sống con người.

Nên đốt vàng mã vào ngày nào?

Cách đốt vàng mã cho người âm

Nên hóa vàng vào giờ nào? Có rất nhiều dịp để gia đình đốt vàng mã cho người âm. Chẳng hạn như người rằm hằng tháng, ngày cúng giỗ ông bà tổ tiên, nhân dịp tết đến xuân về,…  Tuy nhiên thời gian cụ thể để hóa sớ thì còn phụ thuộc vào mỗi gia đình.

Thường thì công việc đốt vàng mã được tiến hành sao khi thắp hương dâng lễ. Tức là sau khi cây hương thắp cháy gần hết. Nhiều người cho rằng, lúc này các thần linh và gia tiên đã nhận lễ và dùng cơm xong. Đốt vàng mã để người cõi âm dùng cơm xong là nhận lễ vật và đi về cõi âm luôn.

Nếu  gia đình đốt quá sớm đồng nghĩa là đuổi linh hồn người mất đi sớm trong lúc người âm đang dùng cơm. Ngược lại nếu đốt quá trễ, khi hương đã tàn đồng nghĩa là linh hồn người mất đã về cõi âm. Không nhận được vật dụng và tư trang gia đình dâng gửi.

READ  Cách sắp xếp bàn thờ gia tiên, ông bà đúng cách

Thắp hương bao lâu thì hóa vàng? Tốt nhất khi hương tàn được 2/3 cây là hóa sớ vàng mã. Bởi quan niệm người xưa, gửi đúng lúc để linh hồn người âm dùng cơm xong là nhận vật dụng đi về cõi âm luôn. Không ở lại dương gian kẻo không kịp về cõi âm.

Hướng dẫn cách đốt vàng mã cho người âm?

Cách ghi gửi quần áo cho người âm

Cách ghi gửi quần áo cho người âm. Trước khi đốt vàng mã cho người âm, bạn không quên ghi tên người nhận (tức là người đã mất mà gia đình muốn gửi). Song đó ghi địa chỉ nơi cư ngụ lúc còn sống, nơi an táng. Đặc biệt gia chủ nên ghi lại toàn bộ vật dụng tư trang gửi cho người âm. Để lúc hóa sớ người âm có thể kiểm tra và nhận đầy đủ những thứ gia đình gửi.

Cách đốt vàng mã cho người âm như sau:

  • Trước hết chuẩn bị một vật dụng để đựng tro vàng mã sau khi đốt. Lưu ý: hãy đặt chậu đốt vàng mã theo hướng Đông hoặc Đông Nam.
  • Sau đó bật lửa và đốt từ vật dụng tư trang gửi cho người âm. Từ quần áo cho đến giày dép, nhà lầu xe hơi,..

Lưu ý:

  • Hãy đốt từ món một, hết tiền vàng rồi hãy đốt quần áo,.. đừng đốt một lượt kẻo vàng mã đốt cháy không hết rồi người cõi âm không nhận đủ. Chẳng hạn chiếc áo đốt không hết phần tay áo thì người âm chỉ nhận được chiếc áo có một cái tay mà thôi.
  • Khi hóa sớ, bạn không quên đọc bài văn khấn để cầu mong gia đình được bình an nhé.
READ  Cúng tam sên thế nào? Cúng xong có ăn được không

Văn khấn lễ đốt vàng mã

Nên đốt vàng mã vào ngày nào

Cùng điểm qua bài văn khấn hóa vàng mã cho người âm.

 

NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT !(3 lần)

Kính lạy:

– Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.

– Ngài Đương niên, Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng, các Ngài Thổ Địa, Táo Quân, Long Mạch Tôn Thần.

– Các Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại tiên linh. Hôm nay là ngày mồng … tháng Giêng năm …

Tín chủ chúng con …………………….. Ngụ tại …………………………………… Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cúng dâng trước án.

Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hoá kim ngân, lễ tạ Tôn Thần, rước tiễn tiên linh trở về Âm giới.

Kính xin : Lưu phúc lưu ân, phù hộ độ trì, dương cơ âm mộ, mọi chỗ tốt lành. Cháu con được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng. Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô Chứng Minh Sư Bồ Tát (3 lần).

>>> Xem thêm: Cách tính ngày cúng giỗ đầu, chuẩn bị sắm lễ văn khấn

Các bạn vừa xem qua cách đốt vàng mã cho người cõi âm. Đây là phong tục không thể thiếu mỗi khi thắp hương dâng lễ gia tiên, các thần linh. Một cách để con cháu bày tỏ lòng thành kính với cội nguồn. Mong tổ tiên nhận lễ và ban phước lành để cuộc sống trọn vẹn hạnh phúc cả tình lẫn tiền.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!