Để tưởng nhớ ngày mất của ông bà, cha mẹ sau khi từ trần. Con cháu sẽ tiến hành lễ cúng giỗ hằng năm. Mong tổ tiên phù hộ để gia đình được bình an và phát tài phát lộc. Và đây cũng là ngày đoàn tụ, tập hợp mọi người trong gia đình sum vầy bên nhau. Thế bạn đã biết cách tính ngày cúng giỗ đầu chưa? Cần chuẩn bị gì cho lễ cúng giỗ đầu? Cùng tham khảo và áp dụng nhé.

Ngày giỗ đầu có nên ra mộ không?

Mâm cơm cúng giỗ đầu

Theo phong thủy tâm linh thì sau khi người thân tắt thở, ngưng sự sống. Tức là hồn rời khỏi thể xác, lúc này thân thể sẽ được người thân trong gia đình chôn cất, lo an táng hậu sự. Còn vong hồn người mất sẽ lẩn quẩn qua nhà trong vòng 49 ngày.

Bởi thế sau khi người mất tròn đúng 49 ngày, gia đình sẽ tổ chức một nghi lễ cúng 49 ngày. Mong vong linh người mất ra đi thanh thản, không còn vướng bận cõi trần gian. Sau lễ cúng đó, gia đình sẽ tổ chức thêm một vài nghi lễ khác. Cụ thể là lễ cúng 100 ngày, lễ cúng giáp năm hay còn gọi là ngày giỗ đầu….

Riêng ngày giỗ đầu, gia đình thường tổ chức trang trọng nhằm tưởng nhớ tròn 1 năm ngày mất của người thân. Trong ngày này, gia đình không chỉ chuẩn bị mâm cơm cúng trong nhà, trên bàn thờ người mất. Gia đình còn chuẩn bị mâm cơm chay cúng ngoài mộ người mất.

READ  Cách cúng 49 ngày: văn khấn, lễ vật

Đây là nghi lễ nhằm bày tỏ lòng thành kính của con cháu đến linh hồn của người mất. Tuy nhiên trong 3 năm đầu tiên kể từ ngày chôn cất người mất. Gia đình không được tảo mộ cũng không động thổ xung quanh khu mộ. Bởi thời gian này khá mới, người mất chưa kịp an nghỉ. Nếu bạn động thổ vào khu mộ sẽ chạm đến điều kỵ trong phong thủy tâm linh.

Cúng giỗ đầu vào ngày nào?

Cúng giỗ đầu vào ngày nào

Cách tính ngày giỗ đầu (giáp năm) khá đơn giản. Theo phong tục thờ cúng thì ngày giỗ đầu được tính ngày mất của người thân qua đời tròn đúng 1 năm. Tức là ngày người thân từ trần, ngừng thở của năm sau đó. Dù tháng đủ hay tháng thiếu gì cũng tính ngày cúng giỗ đầu phải giáp năm, tức là 12 tháng.

Điều này có nghĩa là người thân mất ngày 12.01.2020 âm lịch thì ngày cúng giáp năm/ ngày cúng giỗ đầu rơi vào ngày 12.01.2021. Tròn đúng 1 năm ngày mất của người thân qua đời.

Cách tính ngày cúng giỗ đầu năm nhuận? Tuy nhiên nếu trong năm mất nhuận 2 tháng 6 hay nhuận 2 tháng 9 gì đó chẳng hạn. Thì ngày cúng giỗ đầu có cách tính khác.

Ví dụ: Trong năm 2020 nhuận 2 tháng 6 nhưng người thân chết ngày 12.02.2020 thì ngày cúng giáp năm rơi vào ngày 12.01.2021. Tức là lui về trước 1 tháng, đã gọi là giáp năm là phải 12 tháng. Nếu tính theo năm nhuận ra 13 tháng thì không đúng.

Do đó khi người thân mất trong năm nhuận thì hãy lưu ý vấn đề này nhé. Cách sai ngày cúng giỗ đầu sẽ không tốt cho gia đình. Cũng như sẽ rước lại nhiều tai ương cho bạn và những người xung quanh.

READ  Cách đốt vàng mã (quần áo) cho người âm

Tuy nhiên với đám giỗ thường (sau 3 năm) thì cách tính giỗ thường năm nhuận có sự khác biệt. Lúc nào ngày giỗ thường sẽ đúng ngày đúng tháng của người thân qua đời. Dù tháng đủ hay tháng thiếu, dù năm nhuận hay không. Ngày giỗ thường đều rơi vào ngày tháng khi người thân tắt thở.

Sắm lễ cúng giỗ đầu

Cách tính ngày giỗ đầu năm nhuận

Lễ cúng giỗ đầu khá quan trọng, dù bạn có bận rộn đến mấy cũng nên chuẩn bị mâm cơm tươm tất để dâng cúng linh hồn người mất. Giàu thì cúng món ngon vật lạ, nghèo thì cúng cơm canh đạm bạc.

Mâm cơm cúng giỗ đầu bao gồm:

  • Hoa quả tươi
  • Mâm cơm mặn chay đều được. Người mất chẳng đòi hỏi gì cả, quan trọng là tấm lòng
  • trà, rượu
  • hương thắp
  • tiền vàng hóa sớ
  • Bánh ngọt

Tùy theo vùng miền và phong tục của mỗi nhà mà cách cúng giỗ có sự khác biệt. Mâm lễ vật cúng giỗ đầu không bắt buộc nhà nhà đều giống nhau.

Văn khấn cúng giỗ đầu

Ngày giỗ có nên ra mộ không

Sau khi chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ đầu, gia chủ nên bày trí trên bàn thờ và thắp hương. Khi thắp hương gia chủ đọc bài văn khấn dưới đây.

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

– Chúng con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

– Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ

Tín chủ (chúng) con là:……………………Tuổi………………………

Ngụ tại:……………………………………………………………………

Hôm nay là ngày……………tháng……….năm….…………(Âm lịch).

Chính ngày Giỗ Đầu của:……………………………………………….

Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.

Thành khẩn kính mời:……………………………

Mất ngày tháng năm (Âm lịch):……………………

Mộ phần táng tại:………………………………

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

>>> Xem thêm: Cách cúng 49 ngày: văn khấn, lễ vật

READ  Cách sắp xếp hoa quả trên bàn thờ gia tiên đúng cách

Ngày Âm Lịch vừa chia sẻ đến các bạn cách cúng giỗ đầu. Những ai có người thân vừa mất thì hãy xem qua để biết cách tính ngày cúng giỗ đầu chuẩn xác. Đây là lễ cúng giỗ đầu tiên sau khi người thân mất tròn 1 năm. Bởi thế dù bận rộn đến mấy, gia đình cũng nên chuẩn bị mâm cơm tươm tất để dâng cúng linh hồn người đã khuất. Mong vong linh người mất được an nghỉ và sớm siêu thoát.