Trong cuộc sống, chắc hẳn quý bạn đã nghe nghi lễ cúng dường. Thế nhưng không phải ai cũng am hiểu tường tận ý nghĩa của việc cúng dường là gì đâu nhỉ. Theo Phật Giáo thì cúng dường là việc cấp dưỡng những bậc tôn kính gồm ông bà, cha mẹ, các sư thầy,… những người có công đã truyền đạt và nuôi bảo những điều hay lẽ phải. Thế cách cúng dường như thế nào cho đúng? Vật phẩm cúng dường Phật ra sao? Cùng tìm hiểu ngay.

Cúng dường Tam Bảo là gì?

Cúng dường Tam Bảo là gì

Hiểu theo nghĩa đen thì cúng dường có nghĩa là cung cấp, nuôi dưỡng những người đã có công lao nuôi dưỡng chúng ta. Những bậc tôn kính như ông bà, cha mẹ, cô dì, chú bác, …

Những người đã có công truyền đạt và giảng đạo lý đúng đắn, điều hay lẽ phải cho chúng ta. Việc phụng dưỡng các bậc sinh thành là điều đương nhiên mà con cháu nhất định phải làm. Đây được coi là trách nhiệm mà con cháu phải làm khi cha mẹ già ốm, bệnh đau lúc xế chiều.

Trong Phật giáo thì cúng dường có ý nghĩa khác, cúng dường là hành động nuôi dưỡng Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) được trường tồn mãi mãi. Những vật phẩm cúng dường Tam Bảo mong các sư thầy luôn khỏe mạnh và mang lại nhiều lợi ích cho chúng sinh.

Hành động cúng dường Tam Bảo chính là sự quyên góp của mọi người nhằm duy trì ngôi Tam Bảo mãi tồn tại với thời gian. Sự duy trì này nhằm truyền đạt và giáo hóa chúng sinh, mong Tam Bảo luôn truyền giảng nhiều đạo lý đúng đắn cho con người phát triển toàn diện.

READ  Cách cúng đám giỗ tại gia: lễ vật, văn khấn

Cúng dường không chỉ với mục đích phát triển Tam Bảo một ngày phát triển, không bị mai một, lạc hậu theo thời gian. Mặc khác nhằm bảo vệ Tam Bảo không bị những thế lực xấu quấy phá và hãm hại.

Cúng dường như thế nào cho đúng?

Vật phẩm cúng dường Phật

Cúng dường Tam Bảo gồm có cúng dường Phật bảo, cúng dường Pháp bảo và cúng dường Tăng bảo. Vật phẩm cúng dường Phật không bắt buộc phải nhiều, quan trọng là tấm lòng của gia chủ.

Thế lễ cúng dường gồm những gì? Đồ cúng dường không nhất thiết phải đầy đủ và tươm tất. Dưới đây là lễ vật cúng dường chuẩn xác nhất, mời bạn xem qua.

Cúng dường Phật giáo

Lễ vật cúng dường Phật giáo gồm:

  • Hương Nến
  • Hoa quả tươi
  • 1 ly nước
  • Thêm bát cơm trắng.

Bên cạnh đó, khi cúng dường chủ lễ cần dâng 5 hiệu hương dưới đây:

  • Giới hương: để trở thành người con của Phật, chủ lễ cần giữ cho mình 5 giới cấm nghiêm
  • Định hương: luôn giữ cho mình một tâm hồn thanh tịnh, không nghĩ đến tình ái, sân si
  • Huệ hương: luôn hỏi hỏi giáo pháp của Phật, từ đó suy nghĩ và quyết tâm thực hành tốt những điều Phật dạy
  • Giải thoát thương: giữ cho mình trong sạch, không vấp ngã vào cạm bẫy của cuộc đời. Tứ đại là không, mọi thứ cần buông bỏ một cách nhẹ nhàng nhất
  • Giải thoát tri kiến hương. luôn giữ tâm hồn được thanh tịnh, không nhìn thấy điều ác ở xung quanh. Hãy nhìn đời với một con mắt từ bi bác ái

Cúng dường Pháp bảo

Cúng dường như thế nào cho đúng

Cúng dường Pháp bảo khá đơn giản. Lễ vật dâng cúng không cần chuẩn bị quá nhiều. Nếu có ít thì dâng dúng chút kinh phí cho ngôi Tam Bảo được duy trì trường tồn với thời gian. Nếu thí chủ của một nguồn năng lực tài chính lớn mạnh thì có thể góp tiền ấn tông kinh Phật. Sau đó phổ biến ra nhiều nơi để các sư thầy trong ngôi Tam Bảo được phát triển một cách tốt nhất.

READ  Cúng ông địa nên cúng món gì? Nên cúng trái cây gì

Cúng dường Tăng bảo

Tăng ni chính là người thay Đức Phật truyền giảng đạo lý đúng đắn cho con người. Bởi thế quý bạn cần cung cấp và nuôi dưỡng các tăng ni một cách chu đáo và tốt nhất.

Tuy nhiên sự cung cấp này cần được trân trọng một cách tuyệt đối, không được xem thường và coi nhẹ hành động nuôi dưỡng này. Phải là những món chay thật ngon và thành tâm gửi đến các tăng ni. Đặc biệt quý vị không nên phân biệt tăng ni ở chùa nào, xứ nào.

Chỉ cần tăng ni thì chúng ta đều cúng dường như nhau, có ít cúng ít có nhiều cúng nhiều. Tuy nhiên khi cúng dường, quý bạn không nhất thiết phải chiều ý các tăng ni. Điều này không đúng với chánh pháp, nếu chiều chuộng tăng ni, dâng lễ vật ngon hoặc có giá trị sẽ mang tội vào người.

Kinh cúng dường Tam Bảo

Dưới đây là kinh cúng dường Tam Bảo, quý bạn nên xem qua.

Kính lạy Phật, Pháp, Tăng Tam Bảo,

Chứng lòng con hiếu thảo cúng dường.

Của này vốn của thiện lương,

Chúng con tạo sắm bằng phương pháp lành.

Nay phát nguyện lòng thành dâng cúng,

Xin ơn trên hưởng dụng chứng minh.

Nguyện cầu cho cả chúng sinh,

Cùng là quyến thuộc gia đình chúng con.

Kẻ hiện tại vẹn tròn quả phước,

Người thác rồi lại được siêu sinh.

Ngưỡng nhờ Phật Pháp oai linh,

Ơn dày Tam Bảo phước lành ban ra. O (lạy)

Nam-mô Bổn Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật. O (3 lần)

Bố thí cúng dường có ý nghĩa gì?

Lễ cúng dường gồm những gì

Bố thí trong Phật giáo chính là nền tảng, cơ sở để quý bạn trở thành người con của Phật. Hành động bố thí là cách để bạn được hưởng sự giải thoát của bản thân, cũng là cách để bạn hóa giải phần nào nghiệp ác mà bản thân đã tạo ra. Nhằm đem lại sự bình yên và an lạc trong tâm hồn.

READ  Có nên thờ 2 ông Địa Thần tài trên 1 bàn thờ không?

Bố thí trong Phật giáo có ý nghĩa hoàn toàn khác với kiểu hiểu của dân gian. Không có giống như kiểu “1 người có điều kiện ân thí cho người nghèo khổ, bần cùng nào đó”. Bố thí cúng dường có ý nghĩa là đáp lại vô điều kiện với sự cầu xin của ai đó. Người này có thể trên mình hoặc dưới mình, khổ hơn hoặc sướng hơn mình. Cứ hễ có ai xin là cho, xin gì cho đó và cho mà không nghĩ ngợi gì cả. Bố trí trên tinh thần vui vẻ và tự nguyện.

>>> Xem thêm: Cúng tam sên thế nào?

Như vậy, bạn đã biết rõ ý nghĩa của việc cúng dường là gì rồi phải không. Khi thực hiện lễ cúng này, bạn hãy thành tâm cho đi, không nghĩ ngợi đến việc nhận lại. Đây được xem là cách để bạn giải hóa phần nào nghiệp ác mà bản thân đã gây ra. Trên đời này chẳng ai là hoàn hảo cả, chuyện tốt và chuyện xấu luôn song hành với nhau. Để tránh gieo nghiệp ác quá nhiều, quý bạn nên thường xuyên cúng dường để cuộc sống thêm tốt đẹp.