Thổ công hay còn gọi là thổ thần, thổ địa. Thờ cúng Thổ Công là một việc nên làm nhằm mong vị thần cai quản đất đai nơi bạn đang sinh sống ban phước lành. Giúp công việc làm ăn thêm thuận thành, cuộc sống gia đạo ngày càng gắn bó mặn nồng. Tuy nhiên một số người không biết cách thờ cúng thổ thần khiến gia đình gặp vô số rắc rối và nạn tai. Thế bàn thờ Thổ Công bao gồm những gì? Cách bày trí ra sao? Cùng tìm hiểu ngay.

Thờ thổ công có ý nghĩa gì?

Cách bày trì bàn thờ Thổ Công

Thổ Công chính là vị thần trông coi đất đai nên gia chủ đang cư ngụ. Bởi thế khi sinh sống trên mảnh đất nào, gia chủ đều nên thờ cúng Thổ Công.

Việc thờ cúng này giúp mọi việc trong cuộc sống trở nên thuận thành và suôn sẻ. Làm gì cũng thành công như ước nguyện, đặc biệt giúp gia chủ xua đuổi những vận khí không tốt. Trên thực tế, thờ cúng Thổ Công không chỉ thờ một vị thần mà thờ đến 3 vị thần: Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ.

Mỗi vị thần đảm nhận một trách nhiệm riêng. Chẳng hạn như Thổ Công có nhiệm vụ trông coi việc bếp núc, giúp gia đình tránh những nạn tai nguy hiểm liên quan đến lửa khói. Thổ Địa đảm nhận nhiệm vụ trông coi đất đai, mang lại hạnh phúc cho người đang sinh sống trên mảnh đất đang cai quản. Thổ Kỳ đảm nhận nhiệm vụ việc chợ búa, bảo vệ sự sống của các sinh vật chăn nuôi trong khuôn viên của gia đình.

Chọn ngày lập bàn thờ Thổ Công

Phần lớn người Đông Nam Á đều lập bàn thờ cúng Thổ Công. Và thường chọn ngày mùng 1 hoặc ngày rằm để tiến hành điều này. Tuy nhiên trước khi lập bàn thờ cúng Thổ Công. Gia chủ nên chuẩn bị lễ vật và các vật dụng thờ cúng liên quan. Sau đó đến của cửa hàng thờ cúng mua tượng Thổ Công về thờ. Khi mua xong, gia chủ nên gói cẩn thận trong chiếc khăn sạch rồi gửi lên chùa để làm phép.

READ  Cách cúng rằm tháng 7 gồm những gì? Vào ngày nào

Đặt bàn thờ Thổ Công ở đâu?

Người Việt chúng ta thường đặt bàn thờ Thổ Công ở nhà bếp. Nơi mà gia đình nấu ăn và sum vầy bên nhau bên mâm cơm gia đình. Theo phong tục truyền thống thì cứ đến ngày 23 tháng Chạp, nhà nhà sẽ chuẩn bị lễ vật để thực hiện nghi lễ đưa ông Công về trời.

Mục đích của lễ cúng này nhằm ông Công về trời báo cáo tình hình làm ăn, gia đạo trong năm của gia đình. Mong năm sau trời Phật thương tình ban phát vận may giúp gia đình làm ăn được thuận thành và hạnh phúc hơn.

Bàn thờ Thổ Công bao gồm những gì?

Thờ Thổ Công có ý nghĩa gì?

Những ai đang có ý định thờ cúng vị thần Thổ Công này thì  hãy tham khảo nội dung sau. Để chuẩn bị các vật dụng thờ cúng đúng lễ nghĩa.

Bàn thờ Thổ Công bao gồm:

1. Hương án

Hương án chính là một chiếc hương kê liền với hậu tường gian nhà. Hiện nay có rất nhiều loại để gia chủ chọn hương án để thờ cúng Thổ Công. Tùy theo kinh tế của mỗi gia đình mà lựa chọn hương án phù hợp.

2. Mâm nhỏ chứa 3 đài rượu

Trên bàn thờ Thổ Công không thể thiếu một chiếc mâm nhỏ và đặt ba đài rượu bên trên. Ba đài rượu này dùng để đựng trà rượu mỗi khi gia chủ thắp hương.

3. Cổ mũ

Cỗ mũ gồm 3 chiếc gồm 1 chiếc mũ nữ ở giữa và 2 mũ chiếc nam ở 2 bên. Bên cạnh cỗ ba mũ, gia chủ cần dâng thêm cả áo và đặt thêm 100 thoi vàng giấy.

4. Bình hương, đỉnh trầm, nến, đôi ống hương

Bình hương và đỉnh trầm luôn đặt phía trước bàn thờ Thổ Công. Bên cạnh đó là nến và đôi ống hương. Một số gia đình thờ cúng Thổ Công khá đơn giản, chỉ có bát hương và cỗ mũ. Tuy nhiên mọi người cho rằng bàn thờ Thổ Công càng đầy đủ thì vận may càng nhiều. Mong các vị thần chứng giám và phù hộ gia đình luôn may mắn và bình an.

READ  Cách cúng sao Thái Âm năm 2022, cúng bài vị màu gì?

5. Bài vị Thổ Công

Thờ cúng Thổ Công vốn thờ đến 3 vị thần: Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ. Bàn vị của Thổ Công chỉ được thay 1 lần trong năm. Ngày đó là ngày đưa ông Công về trời, tức là ngày 23 tháng Chạp.

Sắm lễ vật lập bàn thờ Thổ Công

Khi lập bàn thờ Thổ Công hoặc khi thắp hương dâng lễ, gia chủ nên chuẩn bị mâm lễ vật dưới đây. Mâm lễ vật không cần quá tươm tất, quan trọng là lòng thành của gia chủ dâng lên các vị thần.

Thường mâm cơm dâng Thổ Công trong 6 tháng đầu năm là mâm mặn và 6 tháng cuối năm nên cúng mâm cơm chay. Tùy theo điều kiện tài chính mà nhà mà mâm cơm dâng Thổ Công ít món hay nhiều món.

Mâm cơm bao gồm:

  • Hoa quả tươi
  • Mâm cơm: món canh, xào, kho,…
  • Bánh kẹo
  • Trà rượu
  • hương thắp

Bàn thờ Thổ Công cắm hoa gì?

Thường người Việt chọn hoa cúc vàng để thắp hương Thổ Công. Song đó một số gia đình chọn hoa huệ hoặc hoa bách hợp… Không nhất thiết là hoa nào nhé. Đặc biệt là không chọn hoa giấy hoặc hoa bằng nhựa. Điều này rất thất kính với các vị thần linh.

Bàn thờ Thổ Công bao gồm những gì

Văn khấn cúng Thổ Công tại gia

Khi lập bàn thờ hay dân lễ cúng Thổ Công, sau khi bày trí và đặt mâm cỗ đầy đủ. Gia chủ  hãy thắp hương và đọc bài văn khấn dưới đây. Cầu mong các vị thần phù hộ và ban phước lành để cả nhà được bình an và gặp nhiều may mắn.

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

 – Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

 -Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Tín chủ là……………………

Ngụ tại………………………

Hôm nay là ngày… tháng…năm…

Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bày ra trước án. Đốt nén hương thơm kính mời: ngày Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, ngài Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Lưu ý khi đặt bàn thờ Thổ Công?

Khi lập bàn thờ Thổ Công, gia chủ nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Không nên đặt bàn thờ Thổ Công đối diên với cửa chính. Bởi vị thần này không có nhiệm vụ trà tà ma cho gia đình. Họ chỉ giúp gia đình được bình an, họa phúc về mặt đất đai, nơi cư ngụ mà thôi.
  • Không đặt bàn thờ Thổ Công đối diện nhà vệ sinh. Điều bất kính với các vị thần, không kẻo bị phạt trách rước họa vào nhà.
  • Không đặt bàn thờ Thổ Thần ở những nơi ồn ào, nhộn nhịp. Điều này sẽ làm các vị thần không được an nghỉ, lúc nào cũng phải chịu những tiếng ồn khó chịu.
READ  Cúng rằm tháng 8 vào giờ nào? Gồm những gì?

>>> Xem thêm: Có nên thờ 2 ông Địa Thần tài trên 1 bàn thờ không?

Chúng ta vừa theo dõi qua cách bày trí bàn thờ Thổ Công cũng như chuẩn bị lễ vật, văn khấn cúng lễ. Hầu như người Việt đều thờ cúng vị thần này nhằm cầu mong mọi việc trong nhà trong cửa được thuận thành, bình an. Nếu đã thờ cúng Thổ Công thì hãy dâng hương mỗi ngày, không nên bữa thắp bữa nghỉ. Điều này không kẻo thần linh phạt trách rồi rước họa vào nhà.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!